Bộ Văn hóa vừa ký quyết định xếp hạng 6 công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh là Di tích cấp quốc gia, trong đó có nhà hát lớn được xây dựng ở thành phố Hải Phòng.
Được xây dựng từ năm 1912 mô phỏng theo các nhà hát của Pháp thời Trung cổ,Nhà hát TP Hải Phòng hiện vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng.
Quyết định ngày 9/12 được Bộ trưởng Văn hóa Hoàng Tuấn Anh ký, đã xếp hạng Di tích quốc gia cho 6 công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh. Trong đó có chùa Hoằng Phúc (xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), hang động Khó Chua La (xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa, Điện Biên).
Được xây dựng từ năm 1912 mô phỏng theo các nhà hát của Pháp thời Trung cổ,Nhà hát TP Hải Phòng hiện vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng.
Vĩnh Phúc là địa phương có nhiều công trình được xếp hạng nhất trong đợt này, gồm: di tích kiến trúc nghệ thuật đình Phương Viên; miếu Trúc Lâm (đều ở thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường); chùa Sùng Khánh (xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch).
Nhà hát có sân khấu, 2 tầng ghế khán giả, với sức chứa khoảng 300 quan khách.
Xung quang hội trường chính bố trí các cửa hình mái vòm theo kiểu Gothic.
Tại tầng hai của hội trường được thiết kế 2 hàng ghế, chia thành 8 ô.
Ngoài hội trường lớn dành cho việc tổ chức các sự kiện quan trọng,
trên tầng 2 cũng như chung quanh tòa nhà còn được thiết kế,
bố trí gần 10 phòng lớn nhỏ phục vụ cho hội họp, thảo luận...
Nhà hát thành phố Hải Phòng là một trong 3 nhà hát lớn kiến trúc kiểu Pháp được xây dựng ở Việt Nam.
Nhà hát thành phố Hải Phòng gắn liền với lịch sử thời kháng chiến chống Pháp. Ngày 20/11/1946 tại đây đã diễn ra trận đánh đẫm máu để bảo vệ thành phố. Ngày nay, công trình này là nơi diễn ra nhiều hoạt động míttinh, biểu diễn văn nghệ, vui chơi giải trí của người dân vào những dịp quan trọng, lễ tết.
0 Nhận xét